Tổng hợp những trò
chơi thú vị và hấp dẫn thích hợp cho các buổi sinh hoạt tập thể, giao lưu,
offline, dã ngoại...Trò chơi sinh hoạt là mối dây gắn kết mọi người
1, Đường hiểm hóc:
Chỗ chơi: Đường
dài ít nhất 20 thước.
Số người chơi:12 đến
40.
Xếp đặt: Chơi từng
đội. Mỗi đội ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội chọn ra 3 bạn làm chướng ngại vật. mấy
bạn này đứng cách nhau độ 7,8 thước. Bạn đầu cuối lưng xuống, bạn thứ 2 đứng thẳng,
bạn thứ 3 đứng 2 chân dang ra. Tất cả các bạn khác đứng theo từng đội, ở đầu đường.
Cách chơi: Nghe hiệu
còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước gặp bạn thứ nhất thì nhảy qua lưng bạn
ấy (nhảy cừu), gặp bạn thứ nhì thì chạy quanh bạn một vòng, gặp bạn thứ 3 thì
bò lòn qua giữa hai chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường. Rồi chạy lui gặp 3
chướng ngại vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào tay bạn số 2 để bạn này
chạy tiếp.
Chơi sai: Bỏ băng
một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay chạy vòng quanh.
Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.
2, Cướp cờ.
Chỗ chơi: Sân rộng
hoặc đám đất phẳng rộng một bề 30 thước, một bề 20 thước.
Số người chơi: 20
sắp lên
Vật liệu: 8 cây cờ
Xếp đặt: Chia Đoàn
làm 02 phe, mỗi phe đứng một bên. Sau lưng mỗi phe có 4 cây cờ, cắm theo hàng
ngang đều nhau.
Cách chơi: Các bạn
phải chạy qua lọt hàng rào quân địch, vào chổ cắm cờ để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ
rồi, không ai có quyền bắt họ nữa. Vào được rồi lấy một cây cờ đem về, đi ung
dung không còn lo như khi đi qua. Có thể lấy một cây cờ hoặc giải thoát cho tất
cả tù binh thuộc phe mình. Nếu trong lúc chạy qua bị quân địch sờ phải thì ở
tù. Phe nào đem về địa phận mình cả 8 cây cờ thì thắng cuộc.
3, Cua bò.
Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
Số nguời chơi: 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số
người chơi.
Xếp đặt: Nẵm ngửa, mặt và bụng lên trời. Chống với 2 chân và
2 tay, người này nằm nối đuôi người kia.
Cách chơi: Nghe còi lịnh, bò ngang với 2 chân 2 tay, ai đến
sau cùng phải cõng người đầu tiên một vòng, nếu chỗ chơi hẹp, người chơi đông
thì chơi loại dần.
4, Người què chơi
bóng.
Chỗ chơi: Sân dài
độ 20 thước
Số người chơi:
10-40
Vật liệu: Quả bóng
tròn
Xếp đặt: Chia các
bạn làm 2 phe cân sức. Trước khi chơi mỗi phe đứng ở một đầu sân đối diện nhau.
Quản trò đứng giữa sân, ném quả bóng lên. Khi quả bóng rơi xuống đất rồi, bạn
nào lượm được trước, ném về phía phe kia và cuộc chơi bắt đầu. Một bạn phe kia
lượm quả bóng và ném trở lại. Phe này lại lượm bóng ném qua phe kia và cứ thế
mà mà tục ném bóng qua lại. Trái bóng rơi xuống ở đâu thì phải đứng tại đó mà
ném trở lại.
Mục đích cuộc chơi là làm thế nào liệng quả bóng đến đường
đích của đối phương. Muốn thế phải lấn đất, mỗi lần ném bóng, khi phe A ném
bóng qua phe B, và truớc khi bóng rơi xuống thì phe B có thể lấy tay và ngăn lại
không cho đi sâu vào nội địa, nhưng không được chụp bóng, chỉ đập bóng với bàn
tay thôi. Khi qủa bóng rơi xuống đất rồi thì có thể lấy chân chận lại để nó khỏi
lăn xa.
5, Ai say ai tỉnh.
Chỗ chơi: Sân rộng
có một cây
Số người chơi : 5 –
40 người
Vật liệu: Một vòng
tròn đường kính 2 tấc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng tròn trên vào một cành
cây cách mặt đất độ 1 thước 50.
Cách chơi: Các bạn
thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5 thước, xoay quanh
người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng
cánh tay trái vào trong vòng treo.
Ai đưa được cách tay vào giữa vòng thì được 5 điểm. Nêú bị đổ
lúc xoay tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.
6, Người cụt đội nón
Chỗ chơi: Sân hoặc
phòng rộng
Số người chơi:
10-40.
Vật liệu: Mỗi đội
01 cái nón, 1 cái ghế.
Cách chơi: Nghe tiếng
còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên dụng miệng ngậm vào vành
nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón ên nghế, lật
úp lại. Không được dùng tay để làm các công việc trên. Xong rồi,chạy về đánh
vào tay người thứ 2 để bạn này lên thay mình. đội nào làm xong trước thắng cuộc.
7, Gánh nước thi.
Chỗ chơi: Sân hoặc
phòng rộng
Số người chơi:
3-40 người
Vật liệu: Mỗi đội
2 chén nước đầy
Xếp đặt: Các đội đứng
thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu
hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.
Cách chơi: Nghe tiếng
còi lệnh, các bạn đứng đầu mỗi hàng chạy lên đường vạch, để chén nước xuống và
chạy về đánh vào tay em thứ nhì, đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội
chạy lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.
Đội nào chạy mau nhất và còn nước nhiều nhất được cuộc.
8, Mưa rơi.
Chỗ chơi : Trong hội
trường, trong vòng tròn hoặc trên xe
Cách chơi : Vòng
tròn chú ý theo người điều khiển. Người điều khiển đưa tay dưới thắt lưng vòng
tròn vỗ tay nhẹ ( mưa nhỏ ). Người điều khiển đưa tay lên cao dần, vỗ tay to dần
và nhanh lên dần. Khi người điều khiển đưa tay qua đầu vòng tròn, vỗ tay nhânh
và lớn ( mưa lớn )
Chú ý : Người điều
khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với tốc độ nhanh chậm
khác nhau để tạo âm thanh hay.
Để gợi sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển có thể chia
vòng tròn thành hai nhóm và thực hiện theo hay tay của người điều khiển.
Trò chơi cũng có thể biến dạng kết hợp tiếng reo theo quy ước.
Mưa nhỏ là “ rì, rì...” và khi mưa lớn là “ u,u...” liên tưởng có gió lớn.
9, Ban nhạc hòa tấu.
Vòng tròn có thể được
chia thành 4 nhóm :
+ Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống “ Thùng thình “
+ Nhóm 2 : Thực hiện tiếng mỏ “ Tóc tóc “
+ Nhóm 3 : Thực hiện tiếng đàn “ Tùng tùng “
+ Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông “ Keng keng “
Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại
nhạc cụ mà mình được phân công
Để trò chơi thêm hững thú, quản trò có thể điều khiển một
lúc hay tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài
nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “ Hùm
hùm ...” và trò chơi được tiếp tục.
10, Nhà báo tìm dũng
sỹ.
Vòng tròn cử một người
là nhà báo và đi ra khởi vòng ( phòng ).
Trong phòng cử một người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn (
phòng ) quan sát thật kỹ những đặc điểm của dũng sỹ.
Khi hay tin trong vòng ( phòng ) có một dũng sỹ, nhà báo được
cử đến phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn ( từ 3 đến 10 câu ) tùy
theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi phủ định
hay khẳng định. Ví dụ : Dũng sỹ là nam phải không ? Hoặc dũng sỹ có đeo khăn
quàng phải không ? Nếu dũng sỹ là nam thì tất cả vòng tròn vỗ tay, nếu dũng sỹ
là nữ thì vòng tròn im lặng lăc đầu. mọi thành viên không được nói, ai nói sẽ bị
phạt vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sỹ đang
ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng dũng sỹ đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chỉ
sai sẽ bị phạt hình phạt do tập thể quy định.
11, Tập tự chủ.
Vòng tròn cử ra một
người có khiếu để quản trò
Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một
người trong vòng tròn và được làm 3 động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm
sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò không
được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.
12, Nhóm yêu thích.
Quản trò chia vòng
tròn thành 2 nhóm đến 4 nhóm.
Quản trò cho một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ
phải đọc tên một tên tựa đề phiam hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.
Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. nếu nhóm nào nói chậm hoặc
nói lại tựa phim, tựa bài hát đã nói là bị xử thua.
Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này còn có thể phát
triển thêm các kiểu như sau :
a.Nói địa danh
b.Tên danh nhân, nhân vật lịch sử
c.Hoặc hát theo chủ đề : Những bài hát có chũ “ Mưa “, chữ “
Sông “...
13, Bảo vệ ngọn cờ
vinh quang.
Vật dụng : 01 cây
cờ có cán
Số lượng : 20 - 30
người
Vòng tròn đếm từ số 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ số của
mình. Quản trò đứng giữa vòng tròn và hô to “ 11 “ vừa dứt tiếng gọi số, quản
trò bỏ tay cầm cờ ra và cho rớt tự do, người mang số 11 chạy đến và giữ không
cho lá cờ chạm đất. nếu để chạm đất là vi phạm luật chơi, bị phạt và trò chơi
tiếp tục. Quản trò sẽ vào vị trí người số 11 và mang số 11.
Chú ý : Có thể
thay thế số bằng tên tỉnh, thành phố, cây trái, hoa quả...
14, Tìm bạn bằng nửa
trái tim.
Địa điểm : Chơi ở
trong phòng
- Chuẩn bị : cắt
những trái tim bằng giấy màu, khoảng 4 màu ( số lượng bằng ½ số người chơi )
Sau đó dùng kéo cắt hình răng cưa chia trái tim ra làm 2. Chú ý cắt làm sao cho
không có đường cắt nào là giống nhau. Một nửa thì ghi chữ Nếu, một nửa ghi chữ
Thì.
Cách chơi : người
điều khiển chia người chơi thành 2 nhóm, sau đó phát cho 1 người một nửa trái
tim. Một người viết vào nửa trái tim theo yêu cầu ( nếu hoặc thì )
Sau khi mọi người viết xong, quản trò hô : hãy tìm bạn bằng
nửa trái tim.
Người chơi nhanh chóng tìm được bạn mình bằng cách so nét cắt
của hai nửa khớp nhau. Quản trò chọn 10 cặp nhanh nhất, bình luận từng cặp một
xem thử Nếu, Thì của cặp nào có duyên và có ý nghĩa nhất. Trao phần thưởng, trò
chơi kết thúc.
15, Con đường lịch sử.
Chỗ chơi : Một con
đường tối, ban đêm
Số người chơi : 10
đến 40
Vật liệu : Nhiếu
miếng giấy trắng nhỏ
Xếp đặt : Trò chơi
ban đêm, Hai bên hoặc chỉ một bên con đường. Quản trò đã để sẵn ở mỗi đoạn một
miếng giấy nhỏ. Có thể để trên mặt đất hoặc móc trên cành cây, cách mặt đất độ
dài khoảng 1 mét.
Cách chơi : Tất cả
các bạn chơi phải chạy thật mau từ đầu đường đến cuối đường. Trong lúc chạy,
các em phải đếm mấy tờ giấy đặt hai bên đường. đến đích, quản trò sẽ cho hai điểm
: một điểm về thời gian chạy mau hay lâu, một một điểm tùy theo kê sai số giấy
đã đặt. Người chạy lâu nhất không có điểm nào. Mấy người khác, cứ kể chạy mau
hơn được bao nhiêu người thì được bấy nhiêu điểm. về điểm thứ hai, thì kê được
bao nhiêu tờ giấy được bấy nhiêu điểm. Nhưng đếm dư 1 tờ phải trừ 2 điểm. Để tự
kiểm điểm, nên cho chạy từng em một, em này sau em kia một phút hoặc 30 giây nếu
đường ngắn.
Trong lúc chạy không được đụng đến mấy tờ giấy để dọc đường.
16, Đầu voi đuôi chuột.
Chỗ chơi : sân hoặc
phòng
Số người chơi : 10
hoặc 40.
vật liệu : Mỗi đội
1 tờ giấy và một bút chì.
Xếp đặt : Ngồi
vòng tròn. Chơi từng đội nếu quá 10 người.
Cách chơi : Quản
trò chuyền tay một tờ giấy trắng. Mỗi người phải viết một câu trả lời câu hỏi của
quản trò, nhưng không được xem mấy câu trả lời trước
Ví dụ : Quản trò hỏi
: lựa hai tên. Họ làm gì ? Với gì ? Ở đâu ? Họ thấy gì ? Nghề gì ? Rồi làm gì ?
Và kết quả ra sao ?
Sâu cùng quản trò đọc các câu trả lời liên tiếp lên để cùng
nhau biết câu chuyện.
17, Đặc công còi.
Quản trò chia các bạn tham gia thành hai phe A và B, đứng
trên hai mức vạch cách nhau khoảng từ 7 đến 10 người. Giữa khoảng cách đó, quản
trò vẽ một vòng tròn để gài mìn. Mỗi phe đếm số từ 1 đến hết. Quản trò đứng
trong vòng tròn làm trọng tài. Bên A già mình trước bằng cách cử người đến nói
nhỏ với trọng tài rằng mình gài mìn số 4, rồi chạy về chỗ. nếu bên B đưa đặc
công mang số khác 4 lên thì sẽ gỡ được, còn nếu đưa đúng số 4, “ mìn “ sẽ nổ và
đặc công đó bị chết. Như vậy, bên A có quyền gài thêm một trái mìn nữa. Nếu ngược
lại mìn không nổ, bên B đwocj quyền gài lại bất cứ số nào ở bên A.
Bên nào đặc công gỡ được nhiều mìn sẽ thắng.
Để trò chơi thêm hào hứng, các bạn có thể quy định về thời
gian.
Nếu đông người chơi, hai bên có thể gài hai đến ba trái mìn
và cử hai, ba đặc công gỡ mìn.
18, Vì vinh dự Hội.
Địa điểm : ngoài
trời
Chuẩn bị : 2 quả
bóng
Cách chơi : Người
chơi được chia thành 2 đội ( mỗi đội khoảng từ 10 -1 5 người )
Hai đội đứng lẫn lộn trên sân. Tùy số lượng gnười chơi mà quản
trò quy định câu khẩu hiệu ngắn hoặc dài.
Ví dụ :
- Vì vinh dự hội
- Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thanh niên anh dũng tiến lên
.......
Nghe tín hiệu bắt đầu chơi, đội trưởng của 2 đội lập tức chạy
đến quản trò để nhận bóng. Sau đó chuyền cho đồng đội của mình. Người đầu tiên
nhận được bóng hô “ Vì “ và chuyền cho người thứ hai, người thứ hai chụp đựoc
bóng thì hô tiếp “ Vinh “...và tiếp tục chuyển cho người khác.
Đội nào thực hiện đúng quy định và hô xong khẩu hiệu trước
là thắng cuộc.
+ Lưu ý :
- Ai nhận được bóng phải hô to để quản trò theo dõi chấm điểm
- Bóng rơi phải hô lại từ đầu.
- Hai đội có thể cử một số người chuyên đi cướp bóng của đội
khác, và có thể cùng một lúc chuyền trong đội bóng mình 2 quả bóng.
- Người cuối cùng của một câu khẩu hiệu sau khi nhận được
bóng và hô xong chữ cuối cùng phải lập lại toàn bộ câu khẩu hiệu ( được 1 điểm
)...sau đó, tiếp tục chuyền, trò chơi tiếp tục cho đến lúc có đội đạt 10 điểm (
hoặc trong thời gian 5 phút ).
19, Đi trên giấy.
Cách chơi : các bạn
tham gia trò chơi ( không hạn chế số lượng ) được chia làm nhiều đội bằng nhau.
Mỗi bạn chuẩn bị hai tờ giấy vừa bằng bàn chân, các đội xếp hàng dọc ngay vạch
xuất phát, vạch đích cách vạch xuất phát từ 5 đến 10 mét. Khi có lệnh của quản
trò, bạn đứng đầu của mỗi đội sẽ đi đến đích bằng cách : đặt miếng giấy xuống đất,
chân bước đạp lên, sau đó đặt tiếp miếng giấy thứ hai xuống và bước chân còn lại
lên đồng thời rút miếng giấy phía sau đặt lên trên. Cứ như thế, các bạn tiếp tục
đi đến đích. Khi bạn thứ nhất đã đi đến nơi, bạn tiếp theo của mỗi đội lại bắt
đầu đi như trên, cho đến người cuối cùng. Đội nào đến đích trước sẽ thắng.
Luật chơi : Khi bước
đi, một chân các bạn phải đạp lên giấy và chân kia không được chạm đất. Nếu chạm
đất sẽ bị trừ một điểm.
20, Đối đáp.
Người chơi được chia
thành 2 nhóm, lần lượt đối đáp theo 3 câu sau :
Con cò con cõng con cò cái
Con cò cái cõng con cò con
Cò cõng cò, cái cõng cái
Các nhóm lần lượt đọc to 3 câu trên với việc thay thế động từ
cõng bằng các động từ khác có chữ cái đầu tiên là C. Ví dụ : cười, cầm, cắp,
cho...Nhóm nào dùng động từ lặ lại động từ đã được 2 nhóm trước sử dụng trước
đó hoặc tìm không ra động từ mới thì bị thua.
Chú ý : để trò
chơi thêm hấp dẫn có thể thay thế chữ cái đầu tiên của động từ bằng các chữ cái
khác theo quy ước của quản trò như A, B, D...
21, Chiếm vị trí.
Chuẩn bị : Trên
sân chơi vẽ một số vòng tròn có bán kính sao cho từ 1 đến 5 người có thể đứng
được trong vòng tròn, tùy số lượng người chơi mà có thể vẽ nhiều hoặc ít.
Cách chơi : Cả tập
thể có thể đi theo chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa hát một bài.
Quản trò hô to “ Vào 3 ( một số bất kỳ từ 1 đến 5 )
Người chơi nhanh chóng bước vào vòng tròn thuận lợi nhất sao
cho có số người có trong vòng tròn là 3 ( tùy theo yêu cầu của quản trò )
Người vào sau làm cho vòng tròn bị thừa so với yêu cầu của
quản trò hoặc không tìm ra vị trí cho mình trong vòng tròn sẽ bị phạt.
Quản trò hô “ ra “, người chơi tiếp tục hát và chờ hiệu lênh
vào của quản trò
Chú ý : Trò chơi
có thể biến đổi bằng cách từng nhóm đi vòng tròn theo bài hát quanh một vòng
tròn bằng ghế, số ghế ít hơn số người và cũng dành chỗ khi người quản trò yêu cầu.
22, Phép lịch sự.
Người chơi thực hiện theo mệnh lệnh của quản trò, nếu trong
đó có chữ mời, không thực hiện nếu thiếu chữ “ mời “.
Ví dụ : Mời các bạn
đứng lên - mọi người đứng lên
- Tất cả ngồi xuống - không ai thực hiện vì không có chữ mời,
ai phạm luật sẽ bị phạt.
Chú ý : Quản trò vừa
nói vừa làm động tác kể cả lúc không có chữ mời để đánh lừa người khác.
23, Cùng chạy về thủ
đô.
Cách chơi : Chia
thành 4 nhóm, hai nhóm được cử làm hai đoàn tàu. Số còn lại làm hai đường tàu
hình chữ S. Mỗi bạn đứng cách nhau một khoảng cách đủ để đoàn tàu đi len vào giữa.
Các bạn làm đoàn tàu ôm eo hoặc để tay lên vai nhau. Khi tiếng còi báo hiệu giờ
khởi hành vừa dứt, lập tức hai đoàn tàu di chuyển vào hai đường chữ S bằng cách
đi len vào khoảng giữa hai bạn đứng làm đường tàu. Cả hai phải đi từ trên xuống
dưới rồi trở về lại chỗ cũ. nếu đoàn tàu không đụng, không bị đứt đoạn và đi
nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
Luật chơi :
- Đoàn tàu bị đứt đoạn sẽ phải về vị trí cũ, nối lại “ toa “
và tiếp tục hành trình.
- Nếu sau ba lần di chuyển mà vẫn thua thì sẽ bị phạt.
24, Mắt xích bền bỉ.
Cách chơi : Hai
nhóm ngồi cách nhau 10 mét theo hàng ngang, chính giữa có để vật dụng chơi như
cục gạch, cái khăn, cành hoa...Khi có lệnh xuất phát, từng nhóm các bạn móc
xích với nhau ( tức ngoắt cánh tay vào nhau ) và bắt đầu nhảy ếch đến vật dụng.
Đội nào về tới đích cầm vật lên trước là thắng cuộc
Luật chơi :
- Đội thắng cuộc được tính ba điểm
- Đội nào mắt xích bị đứt, bị trừ một điểm ( trò chơi sẽ hấp
dẫn nếu nhảy sang ngang ).
Nguồn: suutam(TT)
0 nhận xét | Viết lời bình
- Bạn Hãy bình luận bằng tiếng việt có dấu hoặc tiếng anh và viết rõ ràng đầy đủ. Hãy tỏ ra là người lịch sự, có văn hóa khi bình luận nhé.
- Chèn Link bằng thẻ: <a href="Link muốn chèn" rel="nofollow">Tên muốn hiển thị</a>.
- Tạo chữ: <b>Đậm</b> và <i>Ngiêng</i>.
- Chúc bạn thành công!.